• WEB-BLOG đang thiết kế, mong các bạn vui lòng ghé lại sau.
  • Virus máy tính và những điều cần biết

    Virus máy tính và những điều cần biết

    I Virus máy tính là gì ?
        
    - Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus) là những chương trình phần mềm hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và có khả năng sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (file, ổ đĩa, máy tính,...).

    - Virus máy tính là do con người tạo ra. Quả thực cho đến ngày nay, chúng ta có thể coi virus máy tính như mầm mống gây dịch bệnh cho những chiếc máy tính, chúng ta là những người bác sĩ phải luôn chiến đấu với bệnh dịch và tìm ra những phương pháp mới để hạn chế và tiêu diệt chúng. Như những vấn đề phức tạp ngoài xã hội, khó tránh khỏi việc có những loại bệnh mà chúng ta phải dày công nghiên cứu mới trị được hoặc cũng có những loại bệnh gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, "phòng hơn chống" là phương châm cơ bản và luôn đúng đối với virus máy tính.

    II Cách lây lan của Virus máy tính ?

    - Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus.

    - Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng đó là một đoạn chương trình và đoạn chương trình đó thường dùng để phục vụ những mục đích không tốt. Có rất nhiều con đường mà virus có thể lợi dụng để xâm nhập vào máy tính. Virus có thể lây qua mạng nội bộ (mạng LAN), qua email, qua các file tải về từ Internet hay từ các ổ đĩa USB. Tinh vi hơn, chúng có thể lợi dụng các lỗ hổng phần mềm, kể cả hệ điều hành để xâm nhập, lây nhiễm lên máy tính thông qua mạng.

    - Email là một trong những con đường lây lan virus chủ yếu và phổ biến nhất trên Internet hiện nay. Từ một máy tính, virus thu thập các địa chỉ email trong máy và gửi email giả mạo có nội dung hấp dẫn kèm theo file virus để lừa người nhận mở các file này. Các email virus gửi đều có nội dung khá "hấp dẫn". Một số virus còn trích dẫn nội dung của một email trong hộp thư của nạn nhân để tạo ra phần nội dung của email giả mạo, điều đó giúp cho email giả mạo có vẻ "thật" hơn và người nhận dễ bị mắc lừa hơn. Với cách thức tương tự như vậy trên những máy nạn nhân khác, virus có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân. 

    - Những thiết bị lưu trữ USB cũng là một nguồn lây lan virus đáng kể, nhất là tại Việt Nam hiện nay, khi USB đang là phương tiện trao đổi dữ liệu của phần lớn người sử dụng máy tính. Từ máy tính bị nhiễm, virus sẽ copy chính nó vào tất cả các ổ USB mà người sử dụng đưa vào máy tính. Lúc này, những ổ đĩa USB đã trở thành những "mầm bệnh" thực sự và khi chúng được đưa sang sử dụng trên máy tính khác, virus sẽ lại lây nhiễm từ USB ra máy tính đó. 

    - Máy tính cũng có thể bị nhiễm virus nếu chúng ta chạy một chương trình không rõ nguồn gốc tải từ Internet hay copy chương trình từ một máy tính bị nhiễm virus khác. Lý do là chương trình này có thể đã bị lây nhiễm virus từ trước hoặc bản thân là một virus giả dạng, khi chúng ta chạy nó cũng là lúc chúng ta đã tự mở cửa cho virus lây vào máy của mình.

    - Bên cạnh đó, phải kể tới một tỉ lệ không nhỏ các virus xâm nhập xuống máy tính của người sử dụng thông qua các đoạn mã nguy hiểm được treo trên các website độc hại. Chủ nhân những website này thường tìm cách để lừa nạn nhân ghé thăm trang web của chúng, ngay khi đó, những đoạn mã lệnh nguy hiểm đã chuẩn bị sẵn sẽ được thực thi và máy tính của người sử dụng sẽ bị nhiễm virus. Điển hình cho kiểu này là những virus lây lan qua các chương trình chat như Yahoo! Messenger, Windows Messenger...

    - Các phần mềm (kể cả hệ điều hành) luôn chứa đựng những lỗi tiềm tàng mà không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ra. Các lỗi này khi được phát hiện có thể gây ra những sự cố không lớn, nhưng cũng có thể là những lỗi rất nghiêm trọng và không lâu sau đó sẽ có hàng loạt virus mới ra đời khai thác lỗi này để lây lan. Đây là một con đường lây lan virus đáng sợ vì người dùng không thể phòng chống chỉ bằng biện pháp cảnh giác. Bởi vì ngay cả khi bạn rất cảnh giác, không mở file đính kèm trong các email lạ, không vào web lạ hay chạy bất cứ file chương trình khả nghi nào, máy tính của bạn vẫn có thể bị nhiễm virus do chúng "chui" qua lỗ hổng các phần mềm (kể cả hệ điều hành) bạn đang sử dụng. 

    III Virus máy tính phá hoại những gì ?

    Đây chắc chắn sẽ là điều băn khoăn của tất cả những người sử dụng máy tính nếu chẳng may máy tính bị nhiễm virus. Bởi chúng ta đã biết, dù ít hay nhiều virus cũng được dùng để phục vụ những mục đích không tốt. 

    Virus là những phần mềm và do con người tạo ra, vì thế chúng cũng phá hoại theo những gì mà chủ nhân của chúng nhắm tới. Virus có thể tàn phá nặng nề dữ liệu, ổ đĩa và hệ thống, hoặc đơn giản hơn chỉ là một câu đùa vui hay nghịch ngợm đôi chút với màn hình, hay thậm chí chỉ đơn giản là nhân bản thật nhiều để ghi điểm. Chúng cũng có thể lợi dụng máy tính của nạn nhân để phát tán thư quảng cáo, thu thập địa chỉ email, hay biến nó thành "trợ thủ" để tấn công vào hệ thống khác hoặc tấn công ngay vào hệ thống mạng bạn đang sử dụng. Nguy hiểm hơn, chúng có thể ăn cắp các thông tin như mật khẩu hòm thư, thông tin thẻ tín dụng hay các thông tin quan trọng khác. Đôi khi chúng ta là nạn nhân thực sự mà virus nhắm vào, đôi khi chúng ta vô tình trở thành "trợ thủ" cho chúng tấn công vào hệ thống khác.

    IV Các khái niệm có liên quan

    - Sâu máy tính (worm): là các chương trình cũng có khả năng tự nhân bản tự tìm cách lan truyền qua hệ thống mạng (thường là qua hệ thống thư điện tử). Điểm cần lưu ý ở đây, ngoài tác hại thẳng lên máy bị nhiễm, nhiệm vụ chính của worm là phá các mạng (network) thông tin, làm giảm khả năng hoạt động hay ngay cả hủy hoại các mạng này. Nhiều nhà phân tích cho rằng worm khác với virus, họ nhấn mạnh vào đặc tính phá hoại mạng nhưng ở đây worm được là một loại virus đặc biệt.

    - Worm nổi tiếng nhất được tạo bởi Robert Morris vào năm 1988. Nó có thể làm hỏng bất kì hệ điều hành UNIX nào trên Internet. Tuy vậy, có lẽ worm tồn tại lâu nhất là virus happy99, hay các thế hệ sau đó của nó có tên là Trojan. Các worm này sẽ thay đổi nội dung tệp wsok32.dll của Windows và tự gửi bản sao của chính chúng đi đến các địa chỉ cho mỗi lần gửi điện thư hay message.

    - Phần mềm ác tính (malware): (chữ ghép của maliciuos và software) chỉ chung các phần mềm có tính năng gây hại như virus, worm và Trojan horse.

    - Trojan Horse: đây là loại chương trình cũng có tác hại tương tự như virus chỉ khác là nó không tự nhân bản ra. Như thế, cách lan truyền duy nhất là thông qua các thư dây chuyền. Để trừ loại này người chủ máy chỉ việc tìm ra tập tin Trojan horse rồi xóa nó đi là xong. Tuy nhiên, không có nghĩa là không thể có hai con Trojan horse trên cùng một hệ thống. Chính những kẻ tạo ra các phần mềm này sẽ sử dụng kỹ năng lập trình của mình để sao lưu thật nhiều con trước khi phát tán lên mạng. Đây cũng là loại virus cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể hủy ổ cứng, hủy dữ liệu.

    - Phần mềm gián điệp (spyware): Đây là loại virus có khả năng thâm nhập trực tiếp vào hệ điều hành mà không để lại "di chứng". Thường một số chương trình diệt virus có kèm trình diệt spyware nhưng diệt khá kém đối với các đợt "dịch".

    - Phần mềm quảng cáo (adware): Loại phần mềm quảng cáo, rất hay có ở trong các chương trình cài đặt tải từ trên mạng. Một số phần mềm vô hại, nhưng một số có khả năng hiển thị thông tin kịt màn hình, cưỡng chế người sử dụng.

    - Botnet: Là những máy tính bị bắt cóc và điều khiển bởi người khác thông qua Trojan, virus ...
    Điều đặc biệt nguy hiểm là các botnet được phơi bày từ các hacker không cần kỹ thuật lập trình cao. Nó được rao bán với giá từ 20USD trở lên cho các hacker. Hậu quả của nó để lại không nhỏ: mất tài khoản. Nếu liên kết với một hệ thống máy tính lớn, nó có thể tống tiền cả một doanh nghiệp.

    - Nhóm của Sites ở Sunbelt cùng với đội phản ứng nhanh của công ty bảo mật iDefense Labs đã tìm ra một botnet chạy trên nền web có tên là Metaphisher. Thay cho cách sử dụng dòng lệnh, tin tặc có thể sử dụng giao diện đồ họa, các biểu tượng có thể thay đổi theo ý thích, chỉ việc dịch con trỏ, nhấn chuột và tấn công.

    - Theo iDefense Labs, các bot do Metaphisher điều khiển đã lây nhiễm hơn 1 triệu PC trên toàn cầu. Thậm chí trình điều khiển còn mã hóa liên lạc giữa nó và bot "đàn em" và chuyển đi mọi thông tin về các PC bị nhiễm cho người chủ bot như vị trí địa lý, các bản vá bảo mật của Windows và những trình duyệt đang chạy trên mỗi PC.

    - Những công cụ tạo bot và điều khiển dễ dùng trên góp phần làm tăng vọt số PC bị nhiễm bot được phát hiện trong thời gian gần đây. Thí dụ, Jeanson James Ancheta, 21 tuổi, người Mỹ ở bang California, bị tuyên án 57 tháng tù vì đã vận hành một doanh nghiệp "đen" thu lợi bất chính dựa vào các botnet điều khiển 400.000 "thành viên" và 3 tay điều khiển bot bị bắt ở Hà Lan mùa thu năm trước chính là trung tâm "đầu não" điều khiển hơn 1,5 triệu PC!
    Mặc dù đã có luật để bắt những tội phạm kiểu này, nhưng do dễ dàng có được những công cụ phá hoại nên luôn có thêm người mới gia nhập hàng ngũ hacker vì tiền hay vì tò mò.

    - Keylogger: Là phần mềm ghi lại chuỗi phím gõ của người dùng. Nó có thể hữu ích cho việc tìm nguồn gốc lỗi sai trong các hệ thống máy tính và đôi khi được dùng để đo năng suất làm việc của nhân viên văn phòng. Các phần mềm kiểu này rất hữu dụng cho ngành luật pháp và tình báo - ví dụ, cung cấp một phương tiện để lấy mật khẩu hoặc các khóa mật mã và nhờ đó qua mắt được các thiết bị an ninh. Tuy nhiên, các phần mềm keylogger được phổ biến rộng rãi trên Internet và bất cứ ai cũng có thể sử dụng cho mục đích lấy trộm mật khẩu và chìa khóa mã hóa.

    - Phishing: Là một hoạt động phạm tội dùng các kỹ thuật lừa đảo. Kẻ lừa đảo cố gắng lừa lấy các thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như mật khẩu và thông tin về thẻ tín dụng, bằng cách giả là một người hoặc một doanh nghiệp đáng tin cậy trong một giao dịch điện tử. Phishing thường được thực hiện bằng cách sử dụng thư điện tử hoặc tin nhắn, đôi khi còn sử dụng cả điện thoại.

    - Rootkit: Là một bộ công cụ phần mềm dành cho việc che giấu các tiến trình đang chạy, các file hoặc dữ liệu hệ thống. Rootkit có nguồn gốc từ các ứng dụng tương đối hiền, nhưng những năm gần đây, rootkit đã bị sử dụng ngày càng nhiều bởi các phần mềm ác tính, giúp kẻ xâm nhập hệ thống giữ được đường truy nhập một hệ thống trong khi tránh bị phát hiện. Người ta đã biết đến các rootkit dành cho nhiều hệ điều hành khác nhau chẳng hạn Linux, Solaris và một số phiên bản của Microsoft Windows. Các rootkit thường sửa đổi một số phần của hệ điều hành hoặc tự cài đặt chúng thành các driver hay các môdule trong nhân hệ điều hành (kernel module).

    V Lược sử của virus

    1. Có nhiều quan điểm khác nhau về lịch sử của virus điện toán. Ở đây chỉ nêu rất vắn tắt và khái quát những điểm chung nhất và, qua đó, chúng ta có thể hiểu chi tiết hơn về các loại virus:

    + Năm 1949: John von Neumann (1903-1957) phát triển nền tảng lý thuyết tự nhân bản của một chương trình cho máy tính.

    + Vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 đã xuất hiện trên các máy Univax 1108 một chương trình gọi là "Pervading Animal" tự nó có thể nối với phần sau của các tập tin tự hành. Lúc đó chưa có khái niệm virus.

    + Năm 1981: Các virus đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành của máy tính Apple II.

    + Năm 1983: Tại Đại Học miền Nam California, tại Hoa Kỳ, Fred Cohen lần đầu đưa ra khái niệm computer virus như định nghĩa ngày nay.

    + Năm 1986: Virus "the Brain", virus cho máy tính cá nhân (PC) đầu tiên, được tạo ra tại Pakistan bởi Basit và Amjad. Chương trình này nằm trong phần khởi động (boot sector) của một dĩa mềm 360Kb và nó sẽ lây nhiễm tất cả các ổ dĩa mềm. Đây là loại "stealth virus" đầu tiên. Cũng trong tháng 12 năm này, virus cho DOS được khám phá ra là virus "VirDem". Nó có khả năng tự chép mã của mình vào các tệp tự thi hành (executable file) và phá hoại các máy tính VAX/VMS.

    + Năm 1987: Virus đầu tiên tấn công vào command.com là virus "Lehigh".

    + Năm 1988: Virus Jerusalem tấn công đồng loạt các đại học và các công ty trong các quốc gia vào ngày thứ Sáu 13. Đây là loại virus hoạt động theo đồng hồ của máy tính (giống bom nổ chậm cài hàng loạt cho cùng một thời điểm). Tháng 11 cùng năm, Robert Morris, 22 tuổi, chế ra worm chiếm cứ các máy tính của ARPANET, làm liệt khoảng 6.000 máy. Morris bị phạt tù 3 năm và 10.000 dollar. Mặc dù vậy anh ta khai rằng chế ra virus vì "chán đời" (boresome).

    + Năm 1990: Chương trình thương mại chống virus đầu tiên ra đời bởi Norton.

    + Năm 1991: Virus đa hình (polymorphic virus) ra đời đầu tiên là virus "Tequilla". Loại này biết tự thay đổi hình thức của nó, gây ra sự khó khăn cho các chương trình chống virus.

    + Năm 1994: Những người thiếu kinh nghiệm, vì lòng tốt đã chuyển cho nhau một điện thư cảnh báo tất cả mọi người không mở tất cả những điện thư có cụm từ "Good Times" trong dòng bị chú (subject line) của chúng. Đây là một loại virus giả (hoax virus) đầu tiên xuất hiện trên các điện thư và lợi dụng vào "tinh thần trách nhiệm" của các người nhận được điện thư này để tạo ra sự luân chuyển.

    + Năm 1995: Virus văn bản (macro virus) đầu tiên xuất hiện trong các mã macro trong các tệp của Word và lan truyền qua rất nhiều máy. Loại virus này có thể làm hư hệ điều hành chủ. Macro virus là loại virus viết ra bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic cho các ứng dụng (VBA) và tùy theo khả năng, có thể lan nhiễm trong các ứng dụng văn phòng của Microsoft như Word, Excel, PowerPoint, OutLook,.... Loại macro này, nổi tiếng có virus Baza và virus Laroux, xuất hiện năm 1996, có thể nằm trong cả Word hay Excel. Sau này, virus Melissa, năm 1997, tấn công hơn 1 triệu máy, lan truyền bởi một tệp đính kèm kiểu Word bằng cách đọc và gửi đến các địa chỉ của Outlook trong các máy đã bị nhiễm virus. Virus Tristate, năm 1999, có thể nằm trong các tệp Word, Excel và Power Point.

    + Năm 2000: Virus Love Bug, còn có tên ILOVEYOU, đánh lừa tính hiếu kì của mọi người. Đây là một loại macro virus. Đặc điểm là nó dùng đuôi tập tin dạng "ILOVEYOU.txt.exe". Lợi dụng điểm yếu của Outlook thời bấy giờ: theo mặc định sẵn, đuôi dạng .exe sẽ tự động bị dấu đi. Ngoài ra, virus này còn có một đặc tính mới của spyware: nó tìm cách đọc tên và mã nhập của máy chủ và gửi về cho tay hắc đạo. Khi truy cứu ra thì đó là một sinh viên người Philippines. Tên này được tha bổng vì Philippines chưa có luật trừng trị những người tạo ra virus cho máy tính.

    + Năm 2002: Tác giả của virus Melissa, David L. Smith, bị xử 20 tháng tù.

    + Năm 2003: Virus Slammer, một loại worm lan truyền với vận tốc kỉ lục, truyền cho khoảng 75 ngàn máy trong 10 phút.

    + Năm 2004: Đánh dấu một thế hệ mới của virus là worm Sasser. Với virus này thì người ta không cần phải mở đính kèm của điện thư mà chỉ cần mở lá thư là đủ cho nó xâm nhập vào máy. Cũng may là Sasser không hoàn toàn hủy hoại máy mà chỉ làm cho máy chủ trở nên chậm hơn và đôi khi nó làm máy tự khởi động trở lại. Tác giả của worm này cũng lập một kỉ lục khác: tay hắc đạo (hacker) nổi tiếng trẻ nhất, chỉ mới 18 tuổi, Sven Jaschan, người Đức. Tuy vậy, vì còn nhỏ tuổi, nên vào tháng 7 năm 2005 nên tòa án Đức chỉ phạt anh này 3 năm tù treo và 30 giờ lao động công ích.

    2. Với khả năng của các tay hacker, virus ngày ngay có thể xâm nhập bằng cách bẻ gãy các rào an toàn của hệ điều hành hay chui vào các chỗ hở của các phần mềm nhất là các chương trình thư điện tử, rồi từ đó lan tỏa khắp nơi theo các nối kết mạng hay qua thư điện tử. Do dó, việc truy tìm ra nguồn gốc phát tán virus sẽ càng khó hơn nhiều. Chính Microsoft, hãng chế tạo các phần mềm phổ biến, cũng là một nạn nhân. Họ đã phải nghiên cứu, sửa chữa và phát hành rất nhiều các phần mềm nhằm sửa các khuyết tật của phần mềm cũng như phát hành các thế hệ của gói dịch vụ (service pack) nhằm giảm hay vô hiệu hóa các tấn công của virus. Nhưng dĩ nhiên với các phần mềm có hàng triệu dòng mã nguồn thì mong ước chúng hoàn hảo theo ý nghĩa của sự an toàn chỉ có trong lý thuyết. Đây cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất các loại phần mềm bảo vệ có đất dụng võ.

    VI Virus máy tính và dấu hiệu nhận biết

    - Virus máy tính là một chương trình phần mềm có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng lây nhiễm khác (đối tượng lây nhiễm có thể là các file chương trình, các file văn bản…). Sau khi lây nhiễm vào máy, virus có thể làm máy tính hoạt động chậm, làm hỏng các file bị lây nhiễm, làm mất dữ liệu, gây lỗi hệ thống…

    Virus cũng có thể sử dụng máy tính của nạn nhân để quảng cáo bất hợp pháp, gửi thư rác, gây khó chịu cho người sử dụng, gây mất an ninh thông tin, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, số thẻ tín dụng… Một số loại virus còn lợi dụng máy tính của nạn nhân để tạo mạng botnet (mạng máy tính ma), dùng để tấn công hệ thống máy chủ, website khác…

    Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi máy tính bị nhiễm virus:

    + Truy xuất tập tin, mở các chương trình ứng dụng chậm.

    + Khi duyệt web có các trang web lạ tự động xuất hiện.

    + Duyệt web chậm, nội dung các trang web hiển thị trên trình duyệt chậm.

    + Các trang quảng cáo tự động hiện ra (pop up), màn hình Desktop bị thay đổi.

    + Góc phải màn hình xuất hiện cảnh báo tam giác màu vàng: "Your computer is infected", hoặc xuất hiện cửa sổ "Virus Alert"…

    + Các file lạ tự động sinh ra khi bạn mở ổ đĩa USB.

    + Xuất hiện các file có phần mở rộng .exe có tên trùng với tên các thư mục.

    + Ngoài ra, có nhiều virus chạy ẩn cùng với hệ thống và không có dấu hiệu đặc biệt hay bất thường, nên người sử dụng rất khó để nhận biết liệu máy tính có đang bị nhiễm virus hay không.


    * Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho máy tính, bạn nên chọn một phần mềm diệt virus tốt để cài đặt và sử dụng thường xuyên, lâu dài cho máy tính của mình. Phần mềm diệt virus tốt phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí: là phần mềm có bản quyền, cập nhật phiên bản mới thường xuyên, có hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ nhà sản xuất khi có sự cố liên quan tới virus.



    Nguồn : Internet
    Tổng hợp : Xử Lý Những Sự Cố Máy Tính

    Ram và những điều cần biết

    Ram và những điều cần biết


    Trong phần này chúng ta sẽ khám phá những điểm khác biệt chính về công nghệ giữa 3 loại bộ nhớ DDR, DDR2, DDR3 và Các kiến thức cần biết về RAM Laptop

    Trước đây, các loại RAM được các hãng sản xuất thiết kế cắm các chip nhớ trên bo mạch chủ thông qua các đế cắm (có dạng DIP theo hình minh hoạ trên), điều này thường không thuận tiện cho sự nâng cấp hệ thống. Cùng với sự phát triển chung của công nghệ máy tính, các RAM được thiết kế thành các modul như:

    SIMM (Single In-line Memory Module): là một bản mạch in nhỏ chứa các chip nhớ được sử dụng như là bộ nhớ trong các dòng máy trước đây. Khe gắn bộ nhớ SIMM trên Mainboard thường được gọi là khe SIMM. Bộ nhớ SIMM thường phải đi theo cặp.

    DIMM (Dual In-Line Memory Module): là loại có số đường dữ liệu (data path) tiếp xúc với mainboard nhiều gấp đôi so với SIMM (đường dữ liệu không chỉ đơn giản tính số chân) vì khả năng tiếp xúc với mainboard bằng hai đường cạnh độc lập. Các loại RAM như : SDRAM, DDRAM và RDRAM của RAMBUS thuộc loại bộ nhớ DIMM.

    SO-DIMM (Small Outline DIMM): là một loại DIMM nhớ có kích thước mỏng hơn do sử dụng công nghệ đóng gói chip TSOP (Thin Small Outline Package) và thông thường được sử dụng trong các máy tính xách tay (laptop, notebook).

    RIMM (Rambus In-Line Memory Module): là tên thương mại của loại module bộ nhớ Direct Rambus. RIMM có hình dáng gần giống như module DIMM của các loại SDRAM thường và có khả năng truyền dữ liệu 16-bits mỗi lần. RIMM Connector : là khe gắn bộ nhớ RIMM (RDRAM) trên Mainboard.

    SO-RIMM (Small Outline RIMM): là loại RDRAM được sử dụng trong các máy tính xách tay (notebook/laptop).
    ....

    RAM máy tính là gì ?

    RAM (Random Access Memory) – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Đây là từ chung chỉ bộ nhớ hay "không gian làm việc" (workspace) của máy tính. Từ "ngẫu nhiên" (random) ở đây muốn nói đến khả năng truy cập trực tiếp đến nội dung chứa trong các ô nhớ mà không cần "tham khảo" hoặc "quan tâm" đến các ô nhớ phía trước hoặc phía sau các ô nhớ chứa dữ liệu đó. Đây là điểm khác biệt chính so với khái nhiệm "truy cập tuần tự" (sequential access) trong các thiết bị băng từ. Trong băng từ, muốn truy cập đến phần thông tin được lưu giữ ở phần giữa băng, ta phải cho băng cuộn tuần tự từ đầu đến trước phần chứa thông tin mới truy cập được. Đặc tính truy cập ngẫu nhiên cũng đúng đối với các công nghệ bộ nhớ khác như ROM (read only memory – Bộ nhớ chỉ đọc), PROM (Programmable Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc cho phép lập trình ghi lại được) là các bộ nhớ có thể lưu trữ dữ liệu ngay cả khi cúp điện

    I Điểm khác biệt chính về công nghệ giữa 3 loại bộ nhớ DDR, DDR2 và DDR3

    Trước khi bắt đầu, bạn cần biết rằng DDR, DDR2 và DDR3 đều dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Tốc độ dữ liệu gấp đôi - Double Data Rate , tức truyền được hai khối dữ liệu trong một xung nhịp, . Như vậy bộ nhớ DDR có tốc độ truyền dữ liệu cao gấp đôi so với những bộ nhớ có cùng tốc độ xung nhịp nhưng không có tính năng này ( được gọi là bộ nhớ SDRAM, hiện không còn sử dụng cho PC nữa).

    Hình 1: Tín hiệu xung nhịp và mode DDR
    Nhờ tính năng này mà trên nhãn của những thanh nhớ thường ghi tốc độ tốc gấp đôi so với tốc độ đồng hồ xung nhịp thực . Ví dụ bộ nhớ DDR2-800 làm việc ở tốc độ 400 MHz, DDR2-1066 và DDR3-1066 làm việc ở tốc độ 533 MHz, DDR3-1333 ở 666.6 MHz ...

    Cần nhớ rằng các tốc độ xung nhịp này là tốc độ tối đa mà bộ nhớ chính thức có được; chứ không thể tự động chạy ở những tốc độ như vậy. Ví dụ, nếu bạn dùng bộ nhớ DDR2-1066 lên một máy tính chỉ có thể (hoặc bị cấu hình nhầm) truy cập hệ thống ở tốc độ 400 MHz (800 MHz DDR), thì những bộ nhớ này chỉ có thể truy cập tại 400 MHz (800 MHz DDR) chứ không phải 533 MHz (1,066 MHz DDR). Đó là do tín hiệu xung nhịp được mạch điều khiển bộ nhớ cung cấp, mà mạch điều khiển bộ nhớ lại nằm ngoài bộ nhớ (trong Chip NorthBridge ở bo mạch chủ hoặc tích hợp bên trong CPU, tùy vào từng hệ thống ).

    Trên lý thuyết, bộ nhớ DDRx-yyyy (trong đó x là thế hệ công nghệ, còn yyyy là tốc độ xung nhịp DDR) chỉ có thể sử dụng cho chip bộ nhớ.

    Những thanh nhớ ( Module ) -- bảng mạch điện tử nhỏ gắn những Chip nhớ -- sử dụng một cái tên khác: PCx-zzzz, trong đó x là thế hệ công nghệ, còn zzzz là tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết (còn gọi là băng thông tối đa). Con số này cho biết bao nhiêu Byte dữ liệu có thể được truyền từ mạch điều khiển bộ nhớ sang Module bộ nhớ trong mỗi xung nhịp đồng hồ .

    Bài toán này rất dễ giải bằng cách nhân xung nhịp DDR tính bằng MHz với 8, ta sẽ có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết tính bằng MB/giây. Ví dụ, bộ nhớ DDR2-800 có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết là 6,400 MB/giây (800 x 8) và Module bộ nhớ mang tên PC2-6400. Trong một số trường hợp, con số này được làm tròn. Ví dụ như bô nhớ DDR3-1333 có tốc độ truyền tải tối đa trên lý thuyết là 10,666 MB/giây nhưng module bộ nhớ của nó lại có tên PC3-10666 hoặc PC3-10600 tùy nhà sản xuất.

    Cần phải hiểu rằng những con số này chỉ là số tối đa trên lý thuyết, và trên thực tế chúng không bao giờ đạt đến, bởi bài toán chúng ta đang tính có giả thiết rằng bộ nhớ sẽ gửi dữ liệu đến mạch điều khiển bộ nhớ theo từng xung nhịp một, mà điều này thì không xảy ra. Mạch điều khiển bộ nhớ và bộ nhớ cần trao đổi lệnh (ví dụ như lệnh hướng dẫn bộ nhớ gửi dữ liệu được chứa tại một vị trí nhất định) và trong suốt thời gian này bộ nhớ sẽ không gửi dữ liệu.

    Trên đây là lý thuyết cơ bản về bộ nhớ DDR, hãy đến với những thông tin cụ thể hơn.

    Tốc độ:

    Một trong những khác biệt chính giữa DDR, DDR2 và DDR3 là tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất của từng thế hệ. Dưới đây là danh sách tốc độ chung nhất cho từng thế hệ. Một số nhà sản xuất đã tạo ra được những loại chip lớn hơn cả tốc độ trong bảng–ví dụ như các bộ nhớ đặc biệt hướng tới giới overclock. Những xung nhịp có đuôi 33 hoặc 66MHz thực ra đã được làm tròn (từ 33.3333 và 66.6666).
    Điện áp:

    Bộ nhớ DDR3 hoạt động ở điện áp thấp hơn so với DDR2, DDR2 lại dùng điện áp thấp hơn DDR. Như vậy bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện hơn DDR2, và DDR2 tiêu thụ ít hơn DDR.

    Thường thì bộ nhớ DDR sử dụng điện 2.5 V, DDR2 dùng điện 1.8 V và DDR3 là 1.5 V (mặc dù các module cần đến 1.6 V hoặc 1.65 V rất phổ biến và những chip chỉ yêu cầu 1.35 V trong tương lai cũng không phải là hiếm). Một số module bộ nhớ có thể yêu cầu điện áp cao hơn trong bảng, nhất là khi bộ nhớ hỗ trợ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức (ví dụ như bộ nhớ để overclock

    Thời gian trễ:

    Hình 2: Latency
    Thời gian trễ là khoảng thời gian mà mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi từ lúc yêu cầu lấy dữ liệu cho đến lúc dữ liệu thực sự được gửi tới đầu ra . Nó còn được gọi là CAS Latency hoặc đơn giản là CL. Con số này được viết theo đơn vị chu kỳ xung nhịp. Ví dụ một bộ nhớ có CL3 tức là mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 3 chu kỳ xung nhịp từ lúc truy vấn cho đến khi dữ liệu được gửi. Với một bộ nhớ CL5, mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 5 chu kỳ xung nhịp . Vì thế cần sử dụng những Module có CL thấp nhất có thể.

    Bộ nhớ DDR3 có nhiều chu kì xung nhịp trễ lớn hơn bộ nhớ DDR2, và DDR2 lại có nhiều chu kì xung nhịp trễ cao hơn DDR. Bộ nhớ DDR2 và DDR3 còn có thêm một chỉ số nữa gọi là AL (Thời gian trễ bổ sung – Additional Latency ) hoặc đơn giản là A. Với bộ nhớ DDR2 và DDR3, tổng thời gian trễ sẽ là CL+AL. May thay gần như toàn bộ các bộ nhớ DDR2 và DDR3 đều có AL 0, tức là không có thêm thời gian trễ bổ sung nào cả. Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị CL phổ biến nhất.

    Như vậy bộ nhớ DDR3 cần hoãn nhiều chu kỳ xung nhịp hơn so với DDR2 mới có thể chuyển được dữ liệu, nhưng điều này không hẳn đồng nghĩa với thời gian đợi lâu hơn (nó chỉ đúng khi so sánh các bộ nhớ cùng tốc độ xung nhịp).

    Ví dụ, một bộ nhớ DDR2-800 CL5 sẽ hoãn ít thời gian hơn (nhanh hơn) khi chuyển dữ liệu so với bộ nhớ DDR3-800 CL7. Tuy nhiên, do cả hai đều là bộ nhớ "800 MHz" nên đều có cùng tốc độ truyền tải lớn nhất trên lý thuyết (6,400 MB/s). Ngoài ra cũng cần nhớ rằng bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với bộ nhớ DDR2.

    Khi so sánh các module có tốc độ xung nhịp khác nhau, bạn cần phải tính toán một chút. Chú ý rằng chúng ta đang nói đến "chu kỳ xung nhịp." Khi xung nhịp cao hơn, chu kỳ từng xung nhịp cũng ngắn hơn.

    Ví dụ với bộ nhớ DDR2-800, mỗi chu kỳ xung nhịp kéo dài 2.5 nano giây, chu kỳ = 1/tần số (chú ý rằng bạn cần sử dụng xung nhịp thực chứ không phải xung nhịp DDR trong công thức này; để đơn giản hơn chúng tôi đã tổng hợp một bảng tham khảo dưới đây). Vì thế một bộ nhớ DDR2-800 có CL 5 thì thời gian chờ ban đầu này sẽ tương đương 12.5 ns (2.5 ns x 5). Tiếp đến hãy giả sử một bộ nhớ DDR3-1333 với CL 7. Với bộ nhớ này mỗi chu kỳ xung nhịp sẽ kéo dài 1.5 ns (xem bảng dưới), vì thế tổng thời gian trễ sẽ là 10.5 ns (1.5 ns x 7). Vì vậy mặc dù thời gian trễ của bộ nhớ DDR3 có vẻ cao hơn (7 so với 5), thời gian chờ thực tế lại thấp hơn. Vì thế đừng nghĩ rằng DDR3 có thời gian trễ tệ hơn DDR2 bởi nó còn tùy thuộc vào tốc độ xung nhịp.

    Hình 3: DDR2-1066 có CL 5.
    Hình 4: DDR3-1066 có CL7.
    Thường thì nhà sản xuất sẽ công bố Timings bộ nhớ theo dạng một dãy số được phân chia bởi dấu gạch ngang (như 5-5-5-5, 7-10-10-10…). Thời gian trễ CAS thường là số đầu tiên trong chuỗi. Hình 3 và 4 dưới đây là một ví dụ.

    Prefetch – Lấy trước dữ liệu

    Bộ nhớ động chứa dữ liệu bên trong một mảng gồm nhiều tụ điện nhỏ. Bộ nhớ DDR truyền được 2 bit dữ liệu với mỗi chu kỳ từ mảng bộ nhớ tới bộ đệm I/O bên trong bộ nhớ . Quy trình này gọi là Prefetch 2-bit. Trong DDR2, đường dữ liệu bên trong này được tăng lên tới 4-bit và trong DDR3 là 8-bit. Đây chính là bí quyết giúp DDR3 hoạt động được ở tốc độ xung nhịp cao hơn DDR2, và DDR2 cao hơn DDR.

    Xung nhịp mà chúng ta đang nói đến là tốc độ xung nhịp ở "thế giới bên ngoài," có nghĩa là trên giao diện I/O từ bộ nhớ, nơi mà bộ nhớ và mạch điều khiển bộ nhớ liên lạc với nhau. Tuy nhiên bên trong thì bộ nhớ làm việc hơi khác một chút.

    Hình 5: Prefetch dạng n-bit
    Để hiểu rõ hơn điều này hãy so sánh một chip bộ nhớ DDR-400, chip bộ nhớ DDR2-400 và Chip bộ nhớ DDR3-400 (cứ giả sử rằng bộ nhớ DDR3-400 có tồn tại). 3 chip này bên ngoài hoạt động ở tốc độ 200 MHz, truyền 2 bit dữ liệu mỗi chu ky, đạt tốc độ ngoài như thể đang hoạt động ở 400 MHz. Tuy nhiên bên trong, chip DDR truyền được 2 bit từ mảng bộ nhớ đến bộ nhớ đệm I/O, vì thế để khớp với tốc độ giao diện I/O, đường dữ liệu này phải hoạt động ở 200 MHz (200 MHz x 2 = 400 MHz). Do trong DDR2 đường dữ liệu này được tăng từ 2 lên 4 bit nên nó có thể chạy ở tốc độ bằng một nửa tốc độ xung nhịp nhằm đạt tốc độ y hệt (100 MHz x 4 = 400 MHz). Với DDR3 cũng vậy: đường dữ liệu được tăng gấp đôi lên 4 bit, vì thế nó có thể chạy ở tốc độ xung nhịp bằng một nửa so với DDR2, hoặc chỉ bằng ¼ tốc độ xung nhịp của DDR, và cũng đạt tốc độ như vậy (50 MHz x 8 = 400 MHz).

    Việc nhân đôi đường dữ liệu bên trong sau từng thế hệ đồng nghĩa với việc mỗi thế hệ bộ nhớ mới có thể có chip với tốc độ xung nhịp tối đa gấp đôi so với thế hệ trước đo. Ví dụ 3 bộ nhớ DDR-400, DDR2-800 và DDR3-1600 đều có cùng tốc độ xung nhịp bên trong bằng nhau (200 MHz).
    Điểm đầu cuối trở kháng

    Với bộ nhớ DDR, điểm cuối trở kháng có điện trở đặt trên bo mạch chủ, còn trong DDR2 và DDR3 thì điểm cuối này nằm bên trong chip bộ nhớ -- ngôn ngữ kỹ thuật gọi là ODT ( On-Die Terminal ) .

    Hình 6: So sánh giữa điểm kết trên bo mạch chủ và ODT.

    Việc này nhằm mục đích giúp tín hiệu trở nên "sạch hơn " – ít bị nhiễu hơn do hạn chế tín hiệu phản xạ tại những diểm đầu cuối . Trong hình 6 bạn có thể thấy được tín hiệu chạm đến chip bộ nhớ. Bên tay trái là những tín hiệu trên một hệ thống sử dụng điểm cuối ở bo mạch chủ ( bộ nhớ DDR ), còn bên tay phải là tín hiệu trên một hệ thống sử dụng ODT (bộ nhớ DDR2 và DDR3). Và rõ ràng tín hiệu bên phải sẽ trong hơn và ổn định hơn bên tay trái. Trong ô màu vàng bạn có thể so sánh chênh lệch về khung thời gian – tức thời gian mà bộ nhớ cần đọc hay ghi một phần dữ liệu. Khi sử dụng ODT, khung thời gian này sẽ rộng hơn, cho phép tăng xung nhịp bởi bộ nhớ có nhiều thời gian đọc hoặc ghi dữ liệu hơn.
    Khía cạnh hình thức bên ngoài

    Cuối cùng ta sẽ đến với sự khác biệt về thiết kế bên ngoài. Mỗi chip bộ nhớ đều được hàn trên một bo mạch vòng gọi là "module bộ nhớ." Module bộ nhớ cho từng thế hệ DDR có sự khác nhau về thông số và bạn không thể cài module DDR2 lên khe cắm DDR3 được. Bạn cũng không thể nâng cấp từ DDR2 lên DDR3 mà không thay thế bo mạch chủ và sau đó là CPU, trừ khi bo mạch chủ của bạn hỗ trợ cả khe cắm DDR2 và DDR3 (hiếm đấy). Với DDR và DDR2 cũng vậy. Module DDR2 và DDR3 có cùng số chạc, tuy nhiên khe cắm nằm ở vị trí khác nhau.


    Hình 7: Khác biệt về điểm tiếp xúc giữa DDR và DDR2
    Hình 8: Khác biệt về tiếp xúc góc giữa DDR2 và DDR3.
    Tất cả các chip DDR2 và DDR3 đều đóng gói kiểu BGA, còn DDR thì đóng gói kiểu TSOP. Có một số chip DDR đóng gói kiểu BGA (như của Kingmax), nhưng không phổ biến cho lắm. Trong hình 9 là một chip TSOP trên module DDR, còn hình 10 là chip BGA trên module DDR2.

    Hình 9: chip DDR gần như lúc nào cũng đóng gói kiểu TSOP

    Hình 10: DDR2 và DDR3 đóng gói kiểu BGA.
    II. Các kiến thức cần biết về RAM Laptop

    Điều đầu tiên bạn phải lưu ý là laptop không dùng cùng loại Ram như máy để bàn (I). Nếu máy để bàn hay dùng loại DIMM thì laptop lại sử dụng loại SO-DIMM (small outline DIMM) hay loại MicroDIMM nhỏ hơn DIMM nhiều. Lưu ý khi mua đừng để nhầm loại, hiện giờ rất ít máy dùng MicroDIMM, chủ yếu là SO-DIMM.

    Với SO-DIMM chúng ta có thể gặp các loại sau : 

    + SO-DIMM 200 chân là DDR và DDR2. Điểm khác biệt giữa 2 loại DDR và DDR2 cùng có 200 chân là vị trí khe khuyết (notch) trên thanh RAM (2 loại này vị trí khe khuyết hơi lệch nhau một chút) và DDR sử dụng điện áp 2.5 V trong khi DDR2 sử dụng điện áp 1.8 V.

    + SO-DIMM 204 chân là DDR3, mỗi mặt có 102 chân,rãnh ở giữa chia thành RAM ra hai phần theo tỷ lệ 36 :66

    Tóm lại: Ba loại RAM trên bạn TUYỆT ĐỐI không thể gắn thay thế cho nhau được kể cả khi chúng có cùng tốc độ BUS vì kiểu chân cắm khác nhau, điện áp sử dụng khác nhau:

    Cách nhận biêt chủng loại RAM và tốc độ BUS: Trên mỗi thanh RAM đều thể hiện cho chúng ta biết nhanh những thông tin như ( hình bên ) :

    + Dung lượng.
    + Băng Thông
    + Chủng loại.
    + Tốc độ BUS.
    ...

    Ram Lapop hiện nay gồm các nhà sản xuất: Samsung, Transcend, Cosair, Kingsmax, Kingston...

    III KẾT LUẬN

    Không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ. Mỗi loại bo mạch chủ lại sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ.Đó là các bo mạch chủ sử dụng CPU Intel bởi vì trong chipset đó có tích hợp điều khiển bộ nhớ(memory controller). Còn đối hệ thống sử dụng CPU AMD thì việc quản lý bộ nhớ Ram phụ thuộc vào chính CPU. Bởi trong CPU AMD tích hợp điều khiển bộ nhớ(trình điều khiển bộ nhớ)trong chính CPU. Đặc biệt sau này trình điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp trong hệ thống core i của Intel


    Nguồn : Internet
    Biên soạn: Xử Lý Những Sự Cố Máy Tính

    CPU và những điều cần biết

    CPU và những điều cần biết

        Những năm gần đây, công nghệ phần cứng máy tính phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ CPU (bộ xử lý trung tâm) của máy tính. Intel là một trong những công ty sản xuất CPU hàng đầu thế giới với các dòng CPU từ  386, 486, 586, Pentium I, II, III cho đến Core 2 dual và Core I, những dòng CPU này được nhiều hãng sản xuất máy tính trên thế giới chọn làm CPU cho máy tính PC. Riêng dòng sản phẩm CPU core I, gồm core I3, I5 và I7 được Intel cải tiến với tốc độ xử lý nhanh và hiệu quả. Quá trình phát triển của các dòng sản phẩm CPU công nghệ của Intel qua từng thời kỳ ; Cấu tạo và hoạt động của CPU; Những đặc trưng và ứng dụng của dòng sản phẩm CPU core I.(3, 5 và 7).

    I. Giới thiệu

    CPU được viết tắt từ cụm từ Central Processing Unit (đơn vị xử lý trung tâm), với chức năng xử lý các công việc tính toán và điều khiển hoạt động của máy tính. CPU được coi là đầu não của máy tính.

    1. Lịch sử phát triển của CPU:

    Sự ra đời và phát triển của CPU từ năm 1971 cho đến nay với các tên gọi tương ứng với công nghệ và chiến lược phát triển kinh doanh của hãng Intel: CPU 4004, CPU 8088, CPU 80286, CPU 80386, CPU 80486, CPU 80586,..... Core i3, i5, i7. Tóm tắt qua sơ đồ mô tả bên dưới :

    Lịch sử phát triển của CPU
    2. Cấu tạo của CPU

    CPU được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận có chức năng chuyên biệt gồm:

    + Control Unit (CU): Điều khiển các hoạt động bên trong CPU.

    + Đơn vị xử lý logic (ALU): Tính toán số nguyên và các phép toán logic (And, Or, Not, X-or).

    + Đơn vị xử lý số học (FPU): Tính toán số thực.

    + Bộ giải mã lệnh (IDU): Chuyển đổi các lệnh của chương trình thành các yêu cầu cụ thể.

    + Bộ nhớ đệm (Cache): Lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình xử lý.

    + Thanh ghi (Register): Chứa thông tin trước và sau khi xử lý.

    + Các bus vào - ra (I/O Bus): Hệ thống đường dẫn tín hiệu kết nối các thành phần của CPU với nhau và với bo mạch chủ (MB).

    3. Phân loại CPU

    Phân loại theo kiến trúc thiết kế:

    * Core/Penryn: Conroe, Wolfdale, Kentsfield, Yorkfield

    + Kiến trúc Core có các cải tiến quan trọng như: Wide Dynamic Execution (khả năng mở rộng thực thi động).

    + Tính quản lý điện năng thông minh (Intelligent Power Capability).

    + Chia sẻ bộ nhớ đệm linh hoạt (Advanced Smart Cache): hai nhân shared cache L2, tăng dung lượng cache cho từng Core.

    * Sandy Bridge là tên mã của một bộ vi xử lý: 

    + Đang được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối Nehalem.

    + Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 32nm từ Westmere (tên cũ là Nehalem-C) và áp dụng nó vào kiến trúc Sandy Bridge mới. Tên mã trước đây cho BXL này là Gesher.

    + Haswell là tên mã của một bộ vi xử lý:

    + Đang được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối Sandy Bridge.

    + Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 22nm và có kế hoạch tung ra dưới dạng sản phẩm thương mại vào năm 2012.

    + Sẽ là CPU đầu tiên của Intel đưa vào thực thi các lệnh FMA (Fused Multiply-Add).

    Phân loại theo công nghệ chế tạo:

    + Được chia làm nhiều công nghệ chế tạo từ 180nm cho đến ngày hôm nay là 22nm (sẽ ra đời vào tháng 12/2011)
    Công nghệ chế tạo CPU
    4. Nhận biết các kí hiệu trên CPU Core I :
    * Trên ký hiệu của CPU core I chúng ta thường thấy mã số sau đây:


    + Số 2 : được khoanh tròn màu đỏ cho biết core i3 này là thuộc đời 2.

    + Ý nghĩa của ký hiệu bằng chữ cái trong Core I đời 1:

    * Ý nghĩa của ký hiệu bằng chữ cái trong Core I đời 2:

    5. Kiến trúc Bo mạch chủ (MB) qua các dòng CPU:
    5.1. Kiến trúc MB dành cho CPU các đời CPU trước Core i3:

    Sơ đồ cấu tạo của MB cho CPU thông thường

    5.2. Kiến trúc MB dành cho CPU intel từ Core i3, i5, i7:  đã được tích hợp bộ điều khiển RAM và card màn hình bên trong CPU.


    Kiến trúc tổng quát hệ thống  Lynnfield, Clarkdale và Kiến trúc tổng quát hệ thống Bloomfield
    Sơ đồ cấu tạo của MB
    5.3. Bảng thông số kỹ thuật của CPU core i3, i5, i7


    Các thông số của Core I3, I5 và I7
    6. Công nghệ của CPU


    6.1. Hyper Threading Technology (HTT): là công nghệ siêu phân luồng cho phép giả lập thêm CPU luận lý trong cùng một CPU vật lý, giúp CPU có thể xử lý được nhiều thông tin hơn
    Mô tả xử lý HTT
    6.2. Multi Core (đa nhân): Công nghệ chế tạo CPU có hai hay nhiều nhân, xử lý vật lý hoạt động song song với nhau, mỗi nhân đảm nhận những công việc riêng biệt nhau.


    Mô tả xử lý Multi Core

    6.3. Intel® Turbo Boost: Là công nghệ nâng hiệu suất máy tính lên thêm 20%, giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn và kéo dài thời lượng pin, bằng cách tự động điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu cầu xử lý.


    Mô hình Turbo boost


    7. Một số ứng dụng của dòng sản phẩm Core I:

    Core i3 được ứng dụng trong những máy tính cá nhân sử dụng đồ họa, xử lý công việc thông dụng và hỗ trợ trên công nghệ windows 64 bit với những chương trình đồ họa: photoshop CS4, Corel X4, Plash FX … loại này phù hợp cho những người dùng phổ thông: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.

    Core i5 thì được dùng nhiều hơn khi máy tính cần phải xử lý công việc nhiều và hiệu quả hơn về thiết kế đồ họa và trong việc xây dựng lên hệ thống ảo hóa phục vụ công việc nghiên cứu và học tập nâng cao dùng cho những người dùng tầm trung: học sinh, sinh viên học chuyên ngành công nghệ thông tin, nhân viên văn phòng cao cấp cần xử lý nhiều công việc và đồ họa cao cấp.

    Core i7 với kiến trúc 4 nhân 8 luồn dữ liệu nên thường được dùng vào trong các công việc đồ họa dưới giao diện 64 bit cần độ xử lý tốc độ cực nhanh: thiết kế hình vẽ 3D, 4D dựng phim 4D….xây dựng hệ thống ảo hóa với quy mô lớn phục vụ công việc nghiên cứu công nghệ. Dùng cho người dùng cao cấp, người dùng chuyên nghiệp: chuyên thiết kế đồ họa, chế bản âm thanh hình ảnh, sản xuất phim ảnh, sinh viên học chuyên ngành đồ họa máy tính, chế bản phim hoạt hình…

    II. Kết luận

    Hiện nay i3, i5, i7 với 2 loại socket là 1156 và 1366. Trong đó loại CPU dùng Socket 1156 là nhiều nhất, còn loại 1366 chỉ còn ở CPU Core i7 920 2.66 GHz. Core i3, i5, i7 cải thiện rất nhiều về tốc độ xử lý của máy tính vì có cấu tạo nhiều nhân, nhiều luồng xử lý hơn (4 nhân, 4 luồng hoặc 8 luồng) và thay vì lấy dữ liệu xử lý phải qua chip cầu bắc nhưng bây giờ thì lấy trực tiếp từ Ram vào CPU, xử lý nhiều công việc hơn phục vụ được yêu cầu của người dùng. Bên cạnh đó để phân biệt rõ về core i3, i5, i7 thì đối với core i3 không hỗ trợ công nghệ turbo boost cò core i5,i7 có hỗ trợ công nghệ nay đặc biệt là core i7 nó có cấu tạo 4 nhân và 8 luồng xử lý dữ liệu.

    Nguồn : Internet

    Giới thiệu thành phần máy tính

    Giới thiệu thành phần máy tính



    A. MÁY TÍNH ĐỂ BÀN - DESKTOP

    1. Vỏ máy - Case

    Công dụng: Thùng máy là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường

    2. Bộ nguồn - Power

    Công dụng: là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau. Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy.



    3. Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard)

        Trong số các thành phần cấu thành máy tính, nếu CPU là yếu tố quyết định khả năng và tốc độ xử lý của hệ thống thì bo mạch chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định cho tất cả các thiết bị khác, kể cả CPU. Bản thân tên gọi mainboard cũng chứng tỏ điều này.Mainboard là một trong những thành phần cơ bản cấu thành nên máy vi tính. Mainboard chịu trách nhiệm kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy, vì vậy bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được tìm hiểu về thành phần quan trọng này…Bo mạch chủ quản lý và cấp phát tài nguyên hệ thống cho chúng sử dụng, đảm nhận một số công việc xử lý dữ liệu đơn giản như giờ hệ thống, xử lý các phép tính toán đơn giản, dấu chấm động...Trên bo mạch chủ thường trang bị các cổng mở rộng ISA, PCI, AGP, PCI Xpress, IDE, SCSI, SATA, USB, COM, PS/2, RJ-45, khe cắm CPU Socket 370, Socket A, socket 478, 775, ... và các chipset cầu Bắc, cầu Nam, BIOS, FlashBIOS.
    Cấu trúc chung của một bo mạch chủ - Desktop


















    Các bộ phận được gắn vào - Desktop
    Mặt bên của một bo mạch chủ - Desktop

    Công dụng: Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy. 


    Nhận dạng: là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy hay trong laptop.

    3.1 Bên trong mainboard

    3.1.1 Chipset

    Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard.

    Nhân dạng: Là con chíp lớn nhấn trên main và thường có 1 gạch vàng ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất.

    Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA...

    3.1.2 Giao tiếp với CPU.

    Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard.

    Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket).

    + Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.

    + Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU.



    3.1.3 AGP Slot

    Khe cắm card màn hình AGP viết tắt từ Array

    Graphic Adapter.

    Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa.

    Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu trắng sữa trên mainboard.

    Lưu ý: Đối với những mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể có hoặc không có khe AGP. Khi đó khe AGP chỉ có tác để nâng cấp card màn hình bằng card rời nếu cần thiết để thay thế card tích hợp trên mainboard.

    3.1.4 RAM slot

    Công dụng: Dùng để cắm RAM.

    Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu.

    Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác nhau.

    3.1.5 PCI Slot

    PCI - Peripheral Component
    Interconnect - khe cắm mở rộng

    Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, ...

    Nhận dạng: khe màu trắng sử nằm ở phía rìa mainboard.

    3.1.6 ISA Slot 

    Khe cắm  mở rộng  ISA  -  Viết  tắt 

    Industry Standard Architecture. 

    Công dụng: Dùng để cắm các loại card mở rộng như card mạng, card âm thanh... 

    Nhận dạng: khe màu đen dài hơn PCI nằm ở rìa mainboard (nếu có). 

    Lưu ý: Vì tốc độ truyền dữ liệu chậm, chiếm không gian trong mainboard nên hầu hết các mainboard hiện nay không sử dụng khe ISA. 

    3.1.7 IDE Header 

    Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có trên mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD 

    Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard:

    IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính

    IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD, DVD...

    Lưu ý : Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn toàn giống nhau.

    3.1.8 FDD Header

    Là chân cắm dây cắm ổ đĩa mềm trên mainboard. Đầu cắm FDD thường nằm gần IDE trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE.

    Lưu ý khi cắm dây cắm ổ mềm: đầu bị đánh tréo cắm vào ổ, đầu không tréo cắm vào đầu FDD trên mainboard.

    3.1.9 ROM BIOS
    Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh nhập xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS.

    3.1.10 PIN CMOS

    Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người  dùng như

    ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ ...

    3.1.11 Jumper

    Jumper là một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành mạch kín trên mainboard để thực hiện một nhiệm vụ nào đó như lưu mật khẩu CMOS.

    Jumper là một thành phần không thể thiếu để thiết lập ổ chính, ổ phụ khi bạn gắn 2 ổ cứng, 2

    CD, hoặc ổ cứng và ổ CD trên một dây cáp. 

    3.1.12 Power Connector. 
    Bạn phải xác định được các loại đầu cắm cáp nguồn trên main:

    + Đầu lớn nhất để cáp dây cáp nguồn lớn nhất từ bộ nguồn. 
    + Đối với main dành cho PIV trở lên có một đầu cáp nguồn vuông 4 dây cắm vào main. 

    3.1.13 FAN Connector 
    Là chân cắm 3 đinh có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa mainboard để cung cấp nguồn cho quạt giải nhiệt của CPU.

    Trong trường hợp Case của bạn có gắn quạt giải nhiệt, nếu không tìm thấy một chân cắm quạt nào dư trên mainboard thì lấy nguồn trực tiếp từ các đầu dây của bộ nguồn.

    3.1.14 Dây nối với Case

    Mặt trước thùng máy thông thường chúng ta có các thiết bị sau:

    + Nút Power: dùng để khởi động máy. 

    + Nút Reset: để khởi động lại máy trong trường hợp cần thiết. 

    + Đèn nguồn: màu xanh báo máy đang hoạt động. 

    + Đèn ổ cứng: màu đỏ báo ổ cứng 

    đang truy xuất dữ liệu.

    Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điên nhỏ đi kèm Case.

    Trên mainboard sẽ có những chân cắm với các ký hiệu để giúp bạn gắn đúng dây cho từng thiết bị.

    3.2 Bên ngoài mainboard:

    3.2.1 PS/2 Port

    Công dụng: Cổng gắn chuột và bàn phím.

    Nhận dạng: 2 cổng tròn nằm sát nhau. Màu xanh đậm để cắm dây bàn phím, màu xanh lạt để dây chuột.

    3.2.2 USB Port

    Cổng vạn năng - USB viết tắt từ Universal Serial Bus

    Công dụng: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcame ... Cổng USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT.

    Nhận dạng: cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có ký hiệu mỏ neo đi kèm.

    Lưu ý: Đối vói một số thùng máy (case) có cổng USB phía trước, muốn dùng được cổng USB này bạn phải nối dây nối từ Case vào chân cắm dành cho nó có ký hiệu USB trên mainboard.

    3.2.3 COM Port

    Cổng tuần tự - COM viết tắt từ Communications.

    Công dụng: Cắm các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quyét,... Nhưng hiện nay rất ít thiết bị dùng cổng COM.

    Nhận dạng: là cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên mỗi mainboard và có ký hiệu COM1, COM2

    3.2.4 LPT Port

    Cổng song song, cổng cái, cổng máy in - LPT viết tắt từ

    Line Printer Terminal

    Công dụng: th ường dành riêng cho cắm máy in. Tuy nhiên đối với những máy in thế hệ mới hầu hết cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT.

    Nhận dạng: Là cổng dài nhất trên mainboard.

    Trên đây là 4 loại cổng mặc định phải có trên mọi mainboard. Còn các loại cổng khác là những loại card được tích hợp trên main, số lượng là tùy vào loại main, tùy nhà sản xuất.

    4. VGA Card

    Card màn hình - VGA viết tắt từ Video Graphic Adapter.

    Công dụng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard.

    Đặc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng x ử lý hình ảnh tính bằng MB (4MB, 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1.2 GB...)

    Nhân dạng 1: card màn hình tùy loại có thể có nhiều cổng với nhiều chức năng, nhưng bất kỳ card màn hình nào cũng có một cổng màu xanh đặc trưng như hình trên để cắm dây dữ liệu của màn hình.

    Nhận dạng 2:

    + Dạng card rời: cắm khe AGP, hoặc PCI 

    + Dạng tích hợp trên mạch (onboard) 

    Lưu ý: Nếu mainboard có VGA onboard thì có thể có hoặc không khe AGP. Nếu có khe AGP thì bạn có thể nâng cấp card màn hình bằng khe AGP khi cần.

    Card màn hình Onboard là cổng màu xanh đặc trưng

    VGA cắm khe PCI VGA cắm khe AGP

    5. HDD
    Ổ đĩa cứng HDD viết tắt từ Hard Disk Drive

    Cấu tạo: gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với một motor quay ở giữa và một đầu đọc quay quanh các lá đĩa để đọc và ghi dữ liệu (xem hình bên).

    Công dụng: ổ đĩa cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng.

    Đặc trưng: Dung lượng nhớ tính bằng MB, và tốc độ quay tính bằng số vòng trên một phút - rounds per minute (rpm)

    Mách bạn: HDD hiện nay trên thị trường có 2 tốc độ 5400rpm, 7200 rpm
    Sử dụng: HDD nối vào cổng IDE1 trên mainboard bằng cáp (hình bên), và một dây nguồn 4 chân từ bộ nguồn vào phía sau ổ.

    Lưu ý:

    + Dây cáp dữ liệu của HDD cũng có thể dùng cắm cho các ổ CD, DVD. 

    + Trên một IDE bạn có thể gắn được nhiều ổ cứng, ổ CD tùy vào số đầu của dây cáp dữ liệu. 

    + Dây cáp dữ liệu của ổ cứng khác cáp dữ liệu của ổ mềm. 

    6. RAM

    Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên - RAM viết tắt từ Random Access Memory.

    Công dụng: Lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động,

    những dữ liệu mà CPU cần ...

    Đặc trưng:

    + Dung lượng tính bằng MB. 

    + Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) tính bằng Mhz. 

    Phân loại:

    + Giao diện SIMM - Single Inline Memory Module. 

    + Giao diện DIMM - Double Inline Memory Module. 

    6.1 Giao diện SIMM 

    Giao diện SIMM là những loại RAM dùng cho những mainboard và CPU đời cũ. Hiện nay loại Ram giao diện SIMM này không còn sử dụng.

    6.2 Giao diện DIMM

    Là loại RAM hiện nay đang sử dụng với các loại RAM sau:

    6.2.1 SDRAM

    Nhận dạng: SDRAM có 168 chân, 2 khe cắt ở phần chân cắm.

    Tốc độ (Bus): 100Mhz, 133Mhz.

    Dung lượng: 32MB, 64MB, 128MB.


    Lưu ý: SDRAM sử dụ ng tương thích với các mainboard socket 370 (Mainboard socket 370 sử dụng CPU PII, Celeron, PIII).

    6.2.2 DDRAM

    Nhận dạng: SDRAM có 184 chân, chỉ có 1 khe cắt ở giữa phần chân cắm.

    Tốc độ (Bus): 266 Mhz, 333Mhz, 400Mhz

    Dung lượng: 128MB, 256MB, 512MB.


    Lưu ý: DDRAM sử dụng tương thích với các mainboard socket 478, 775 ( sử dụng cùng với các loại CPU Celeron Socket 478, P IV)

    6.2.3 DDRAM2
    Viết tắt là DDR2 - là thế hệ tiếp theo của

    DDRAM

    Nhận dạng: Tốc độ gấp đôi DDRAM, cũng có 1 khe cắt giống DDRAM nhưng DDR2 cắt ở vị trí khác nên không dùng chung được khe DDRAM trên mainboard.

    Tốc độ (Bus): 400 Mhz

    Dung lượng: 256MB, 512MB


    6.2.4 RDRAM

    Nhận dạng: Có 184 chân, có 2 khe cắt gần nhau ở phần chân cắm. Bên ngoài RDRAM có bọc tôn giải nhiệt vì nó hoạt động rất mạnh.

    Tốc độ (Bus): 800Mhz.

    Dung lượng: 512MB

    Lưu ý: RDRAM sử dụng tương thích với mainboard socket 478, 775 (các main sừ dụng PIV, Pentium D)

    7. CPU (Center Processor Unit) - 

    Bộ vi xử lý, đơn vị xử lý trung tâm - CPU viết tắt từ .
    Đặc trưng:

    + Tốc độ đồng hồ (tốc độ xử lý) tính bằng MHz, GHz 
    + Tốc độ truyền dữ liệu với mainboard Bus: Mhz 

    + Bộ đệm - L2 Cache. 

    Nhà sản xuất: Hiện nay trên thế giớ có 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất là AMD và Intel. Riêng ở thị trường VN chủ yếu sử dụng CPU Intel.

    Phân loại: Dạng khe cắm Slot, dạng chân cắm Socket.

      Dạng khe cắm (Slot)

    + Slot1: dùng cho những CPU PII, PIII có 242 chân dạng khe cắm của hãng Intel. 
    + Slot A Athlon: dùng cho những CPU 242 chân dạng khe cắm của hãng AMD. 

      Dạng chân cắm (Socket)

    + Socket 370: Pentium II, Celeron, Pentitum III 

    + Socket 478: Celeron, Pentium IV 

    + Socket 775: Pentium D. 

    Lưu ý: Socket đi kèm với 1 số là số chân của CPU, và phải xác định mainboard có socket bao nhiêu để dùng đúng loại CPU tương ứng.

    Socket 370 Socket 478 Socket 775


    Tóm tắt:

    Thiết bị nội vi là những thiết bị không thể thiếu trong cấu hình của một máy tính.

    Phải đảm bảo sự tương thích của các thiết bị khi lắp ráp.

    II. Thiết bị ngoại vi: 

    1. Monitor - màn hình 

    Công dụng: Là thiết bị hiển thị thông tin của máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy.

    Đặc trưng: độ rộng tính bằng Inch.

    Phân loại: Màn hình ống phóng điện tử CRT (lồi, phẳng), màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình Plasma.

    2. Keyboard - Bàn phím

    Công dụng: Bàn phím là thiết bị nhập. Ngoài những chức năng cơ bản, bạn có thể tìm thấy những loại bàn phím có nhiều chức năng mở rộng để nghe nhạc, truy cập internet, hoặc chơi game.

    Phân loại:

    + Bàn phím cắm cổng PS/2. 

    + Bàn phím cắm cổng USB 

    + Bàn phím không dây. 

    3. Mouse - chuột. 

    Công dụng: Chuột cũng là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích đối với các ứng dụng đồ họa.
    Phân loại:

    - Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí. 

    - Chuột quang: dùng phản ứng ánh sáng (không có bi lăn) 

    Sử dụng: Tùy loại chuột có thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoặc không dây.

    4. FDD ( Floopy Disk Drive) -  đĩa mềm

    Sử dụng: Ổ mềm lắp từ bên trong thùng máy. Đầu cáp bị đánh tréo gắn vào ổ, đầu thắng gắn vào đầu cắm FDD trên main.

    Lưu ý: Cáp ổ mềm nhỏ hơn cáp ổ cứng, cáp ổ mềm bị đánh tréo một đầu, đầu này để gắn vào ổ mềm.

    5. CD, CD-RW, DVD, Combo-DVD

    Công dụng: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD,

    VCD, DVD. Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học.

    Đặc trưng: Tốc độ đọc ghi dữ liệu (24X, 32X, 48X, 52X)

    Phân loại:

    + CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD. 

    + CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD. 

    + DVD-ROM: chỉ đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. 

    + Combo-DVD: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD. 

    6. NIC (Network Interface Card) - Card mạng

    NIC dạng card rời cắm khe PCI.
    Công dụng: Dùng để nối mạng nội bộ.

    Nhận dạng: Có 1 đầu cắm lớn hơn đầu cắm dây điện thoại, thường có 2 đèn tín hiệu đi kèm.

    Phân loại:

    + NIC gắn khe PCI
    + NIC tích hợp trên mạch - onboard

    NIC onboard
    7. Sound Card

    Công dụng: Card âm thanh là thiết bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính.

    Đặc trưng: Khả năng xử lý Mhz.

    Nhận dạng: là thiết bị có ít nhất 3 chân cắm tròn nằm liên tiếp nhau.

    Phân loại:

    + Card tích hợp trên mạch - Sound onboard. 

    + Card rời - gắn khe PCI 

    Sử dụng: Dự a vào các ký hiệu bằng chữ hoặc bằng màu trên sound card chúng ta cắm các thiết bị như sau:

    + Line Out (xanh nhạt): để cắm dây audio của loa hoặc tai nghe. 

    + Line In (xanh đậm): cắm dây dữ liệu audio vào từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy như đàn điện tử ...

    + Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro. 

    + Game (cổng lớn nhất): để cắm cần chơi game Joystick. 


    B. MÁY TÍNH XÁCH TAY - LAPTOP, NOTEBOOK 


    Máy vi tính xách tay (Laptop, Notebook) có những bộ phận nào? Các bộ phận này có nhiệm vụ gì? Chúng hoạt động ra sao? Máy vi tính xách tay cũng có đầy đủ các bộ phận như máy vi tính để bàn như chúng ta nói ở phần trên nhưng điều quan trọng là máy tính xách tay phải được thiết kế nhỏ gọn hơn để phù hợp với kiểu dáng của chúng.

    Sau đây là một số bộ phận và chức năng chính của máy vi tính xách tay:

    1. Bản mạch chính (Mainboard)

    Linh kiện laptop Mainboard là nền tảng, quyết định đến tốc độ, sự ổn định của toàn hệ thống. Mainboard của máy tính xách tay được chế tạo đặc biệt để phù hợp với hình dáng của vỏ máy, các máy laptop thường tích hợp nhiều ngõ cắm để nối với những thiết bị khác nhau. Hiểu rõ chức năng của các ngõ cắm này sẽ giúp bạn tận dụng được sức mạnh của chiếc máy laptop :

    Ngõ VGA:  là ngõ cắm màn hình mà bạn thường thấy ở máy tính để bàn, nằm trên card màn hình rời hay trong mainboard có card màn hình onboard. Bạn có thể dùng ngõ cắm này để đưa tín hiệu hình ảnh của laptop ra máy chiếu, màn hình ngoài dạng LCD hay CRT hoặc một số loại tivi có cổng VGA.


    Ngõ S-Video: Ngõ cắm này có dạng gần giống như cổng PS/2 cắm chuột và bàn phím. Nó cũng cho phép người dùng xuất tín hiệu hình ảnh ra các thiết bị bên ngoài như đã đề cập ở ngõ cắm VGA, tất nhiên là các thiết bị nhận tín hiệu phải có ngõ cắm S-Video in. Trên laptop, nó thường ở dạng S-video out, xuất tín hiệu ra ngoài. Một số loại laptop cao cấp hỗ trợ mạnh về đồ họa thì có thêm cổng S-Video in để nhận các tín hiệu hình ảnh từ các thiết bị khác vào máy tính để bắt hình (caputre). Sau khi kết nối các thiết bị bằng cổng S-Video, nếu ở thiết bị nhận chưa có tín hiệu, bạn cũng phải bấm các tổ hợp phím "mở đường" như trên.


    Ngõ HDMI: Đây là ngõ cắm xuất hình ảnh và âm thanh theo chuẩn HD sang các thiết bị có cổng HDMI như màn hình LCD, tivi, đầu đĩa... Nó có dạng dẹp gần giống với cổng USB. Vì là loại cổng dùng cho các thiết bị đời mới nên nó chỉ có từ các dòng laptop đời mới có hỗ trợ chuẩn hình ảnh HD, thường có ghi trong cấu hình lúc mua laptop.

    Ngõ USB: Hẳn bạn đã biết, đây là loại ngõ cắm phổ biến và thường dùng nhất. Không cần phải mô tả nhiều, bạn dễ dàng nhận dạng nó và cắm các thiết bị thông dụng như đĩa flash USB, chuột dùng ngõ cắm USB, bàn phím dùng ngõ cắm USB, đĩa cứng gắn ngoài hoặc các hộp đựng đĩa cứng gắn ngoài dùng ngõ cắm USB. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng ngõ cắm USB cho các thiết bị: đầu đọc thẻ nhớ, tạo thêm nhiều cổng USB, sạc điện thoại di động, sạc máy nghe nhạc MP3/MP4 hoặc iPod, loa dùng cổng USB đã có tích hợp sẵn card âm thanh, cổng bluetooth hoặc hồng ngoại, hoặc thậm chí là đầu chuyển từ ngõ cắm USB thành ngõ cắm mạng LAN, hoặc thành ngõ cắm có 2 cổng PS/2 để cắm chuột và bàn phím. Nếu laptop chỉ có 2 ngõ cắm USB, trong khi bạn cần kết nối cùng lúc nhiều thiết bị dùng ngõ cắm USB, bạn có thể mua thiết bị hub USB để tạo thêm các ngõ cắm USB song song.

    Ngõ cắm mạng Internet: Hầu hết các laptop đều có cổng mạng LAN RJ-45 để kết nối mạng bằng dây cáp. Cổng này có dạng hình vuông, bên trong có 4 điểm tiếp xúc dạng nằm nghiêng. Nếu đã từng dùng Internet, bạn không lạ gì với loại cổng này.

    Ngõ cắm mạng Internet thứ hai thường có trên laptop là ngõ RJ-11. Nó cũng có dạng hình vuông nhưng nhỏ hơn ngõ RJ-45, và bên trong chỉ có 2 điểm tiếp xúc dạng nằm nghiêng. Ngõ cắm này dùng để kết nối mạng Internet ở dạng quay số dial-up qua đường dây điện thoại. Với xu hướng dùng băng thông rộng ADSL nên một số hãng sản xuất laptop đã bỏ cổng RJ-11 để tiết kiệm chi phí, các dòng netbook dùng CPU Atom của Intel thường không có ngõ này, chỉ có ngõ RJ-45.

    Kết nối mạng không dây (Wireless) là lựa chọn không thể thiếu, tuy nhiên các laptop đời cũ thường có nút bật ON-OFF.




    Các ngõ cắm âm thanh: Đây cũng là ngõ cắm thường dùng có dạng tròn. Thường thì, mỗi laptop chỉ có 2 ngõ cắm âm thanh, đó là: headphone (hoặc line out) dùng để xuất tín hiệu âm thanh ra loa ngoài hoặc tai nghe; và ngõ cắm âm thanh còn lại là Mic dùng để kết nối với micro ngoài. Do vậy, khi dùng laptop có nối mạng Internet để gọi điện thoại quốc tế VoIP, bạn phải cắm 2 dây headphone và micro của tai nghe vào từng cổng tương ứng.

    Khác với máy tính để bàn, laptop thường không có cổng line in để nhận tín hiệu âm thanh từ các thiết bị phát âm thanh khác và lưu lại thành file. Hoặc nếu có thì bạn phải chạy chương trình điều khiển card âm thanh của hãng sản xuất laptop để chuyển 1 trong 2 cổng âm thanh thành ngõ cắm line in.

    Ngõ IEEE 1394: Ngõ cắm này thường chỉ có ở các dòng laptop có card màn hình rời, dùng để nhận tín hiệu âm thanh và hình ảnh từ máy quay video dùng băng mini DV, từ đó bắt hình và lưu lại từng file. Nó có dạng vuông và có gờ chặn ở giữa, thường có số 1394 hay chữ Firewire ngay trên cổng.

    Ngõ eSATA: Ngõ này có dạng gần giống như ngõ SATA trên đĩa cứng hoặc mainboard hoặc thấy ở cáp SATA. Tuy nhiên, có thể rút và cắm bình thường như ngõ cắm USB mà không phải tắt máy tính để thực hiện rồi khởi động lại như ngõ cắm SATA. Nó dùng để kết nối với đĩa cứng hoặc các thiết bị lưu trữ có ngõ cắm eSATA.

    Ngõ cắm thẻ nhớ: Nó có dạng một khe nhỏ có các đoạn ngắn và dài tương ứng với kích thước của một số loại thẻ nhớ mà nó hỗ trợ. Phần lớn, ngõ cắm này chỉ hỗ trợ các loại thẻ nhớ thường dùng như SD, MMC, MS, CF... xài trong máy chụp hình kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3/MP4, điện thoại di động. Nếu không có ngõ cắm này thì bạn phải sắm đầu đọc thẻ nhớ.

    Ngõ cắm mở rộng PCMCIA và Express card: Nó cũng có dạng khe nhưng rộng và sâu hơn so với khe cắm thẻ nhớ. Hơn nữa, nó thường được che chắn bởi nắp đậy hoặc miếng nhựa giả thiết bị có ngõ cắm PCMCIA. Laptop đời cũ thường có 2 khe cắm này, nhưng laptop đời mới chỉ còn lại 1 khe hoặc bị bỏ đi, hoặc thay bằng ngõ cắm Express card. Ngõ cắm PCMCIA cho phép người dùng bổ sung thêm các tính năng mà laptop còn thiếu bằng cách mua và cắm thêm loại card PCMCIA về âm thanh, hình ảnh, wifi, LAN, USB 2.0... Hình thức mở rộng của nó tương tự như khe cắm PCI ở máy tính để bàn. Express card là ngõ cắm được cải tiến từ ngõ cắm PCMCIA theo hình thức thu nhỏ bề rộng và chiều sâu của ngõ cắm. Do vậy, nó cũng thêm được tính năng cho laptop như khi dùng ngõ cắm PCMCIA, tuy nhiên hiện nay số loại card mở rộng dùng ngõ cắm Express card không nhiều.

    Bộ vi xử lý (CPU):

    Sức mạnh của máy vi tính thường được đánh giá qua tốc độ của CPU. CPU của Laptop được chế tạo đặc biệt để có thể tiêu hao ít năng lượng mà vẫn đạt hiệu suất cao, đó là các CPU có ký hiệu M (Mobile). Một số laptop sử dụng CPU dành cho máy vi tính để bàn (desktop) với các công nghệ mới nhất, tuy nhiên vì có công suất cao nên làm giảm thời gian sử dụng khi dùng pin. Các hãng sản xuất Laptop thường đưa ra 2 dòng sản phẩm sử dụng CPU cấp thấp cho người dùng thông thường và cao cấp dành cho chuyên nghiệp.

    Bộ nhớ hệ thống (RAM):

    RAM là nơi lưu dữ liệu tạm thời để xử lý, càng nhiều RAM sẽ giúp tăng thêm khả năng xử lý. Hiện nay Laptop nên có tối thiểu là 1GB RAM, nếu có sử dụng chương trình đồ họa, game... thì nên có ít nhất 2GB hoặc nhiều hơn.

    Ổ dĩa cứng (HDD):

    Là nơi chứa chương trình và dữ liệu, đĩa cứng của Laptop nhỏ, mỏng, gọn nhẹ, hoạt động êm, và đặc biệt là khả năng chống sốc cao... Hiện nay dung lượng đĩa cứng cho Laptop thường là khoảng 250GB, một số model cao cấp có dung lượng 500GB hoặc lớn hơn. Thông thường chỉ cần khoảng 20GB cho hệ thống và chương trình ứng dụng là đủ, tuy nhiên cũng cần phải tính thêm cho các dữ liệu, media (nhạc, phim, ảnh)...
    laptop

    Ổ đĩa quang - ODD:
    Các loại đĩa quang trang bị cho một máy tính tiêu chuẩn đã có những bước tiến ngoạn mục, từ CD-ROM đến CD-RW rồi DVD combo và ngày nay, DVD-RW được xem là không thể thiếu cho một máy tính thông thường. Hiện nay Laptop thường được trang bị ổ CD-RW hoặc DVD Combo có thể đọc DVD và ghi CD được. Những máy cấu hình trung bình thường sử dụng CD-RW, còn những model cao cấp có gắn ổ ghi DVD-RW.

    Bàn phím và thiết bị trỏ chuột:

    Những Loại laptop mỏng và nhẹ thường có kích thước các phím nhỏ và khoảng cách giữa các phím bị rút ngắn, cách thiết kế cũng khác với bàn phím thông thường. Một số phím chức năng như điều chỉnh màn hình, âm thanh... thường được tích hợp trên bàn phím. Thiết bị trỏ (chuột) của Laptop thường có dạng cảm ứng chạm tay (touchpad), nếu không quen sử dụng thì có thể gắn thêm chuột hay bàn phím ngoài thông qua cổng  (PS/2 nếu có) hoặc USB để sử dụng.


    Bộ biến điện (Adaptor) và PIN:

    Bộ biến điện dùng để cung cấp điện DC cho Laptop hoạt động và sạc Pin, được cung cấp kèm theo máy.

    Thời gian dùng pin của Laptop là một yếu tố khá quan trọng và thường chỉ khoảng vài giờ, nó còn tùy thuộc vào bộ vi xử lý, công nghệ. Hiện nay với công nghệ tiết kiệm điện năng thì khả năng sử dụng pin của laptop đã tăng lên đáng kể. Laptop sử dụng pin Lithium có thể sạc lại nhanh và cho thời gian sử dụng lâu hơn. Mỗi Laptop đều có thiết bị biến điện (Adaptor) kèm theo để sử dụng khi hết Pin và xạc Pin.

    Thiết bị thu hình ( Webcam)


    Webcam đa phần đều tích hợp vào laptop. là thiết bị thu hình vào laptop, Webcame sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa ...

    Bluetooth

    Là một công nghệ cho phép truyền thông giữa các thiết bị với nhau mà không cần cáp và dây dẫn. Công nghệ Bluetooth đã ra đời từ lâu. Laptop hiện nay đều hỗ trợ kết nối Bluetooth . . Hâu hết mọi người đã quen thuộc với tai nghe Bluetooth , nhưng thực tế là nó có thể làm được nhiều hơn vậy

    C. CÁC THIẾT BỊ HỖ TRỢ

    1. Modem 

    Công dụng: Chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua dây điện thoại.

    Đặc trưng: Tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps...

    Nhận dạng: Có đầu cắm dây điện thoại.

    Phân loại:

    + Onboard: thường có trên máy xách tay. 

    + External: gắn ngoài như hình 1. 

    + Internet: gắn trong, cắm vào khe PCI trên main như hình 2. 

    Lưu ý: Đối với modem gắn trong bạn dễ nhầm với card mạng, card mạng có đầu cắm to hơn để cắm dây cáp mạng và có đèn tín hiệu đi kèm.

    2. USB Hard Disk

    Công dụng: Ổ cứng USB dùng để lư u trữ dữ liệu với dung lượng lớn . Ổ cứng USB còn dùng để nghe nhạc MP3, xem phim MP4.

    Đặc trưng: Dung lượng nhớ MB, GB và luôn cắm vào cổng USB trên mainboard.

    Sử dụng: Để đảm bảo an toàn dữ liệu và kéo dài tuổi thọ của đĩa cứng USB bạn phải thực hiện thao tác rút đĩa an toàn ra khỏi hệ thống: Khi không dùng đĩa nữa thì kích chuột phải trên biểu tượng đặc trưng của đĩa dưới khay hệ thống, chọn Safe to remove (đối với Windows XP trở lên) hoặc Unplug or Eject hardware (đối với Windows 200 trở xuống). Chọn tên ổ đĩa trong danh sách. Nhấn nút Stop.

    3. USB TV

    Công dụng: Thiết bị thu sóng truyền hình vào máy tính.

    Sử dụng: Cắm USB TV vào cổng USB trên mainboard và cài các phần mềm đi kèm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

    Lưu ý: Khi sử dụng USB TV máy bạn cần phải có card màn hình dung lượng lớn để đảm bảo chất lượng hình ảnh.

    4. Printer

    Công dụng: Dùng để in ấn tài liệu từ máy tính.

    Đặc trưng: Độ phân giải dpi (*), tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ (MB)

    Phân loại: In kim, In phun, Lazer

    5. Scanner

    Công dụng: Máy quét để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy tính.

    Đặc trưng: độ phân giải - dpi (*)

    Phân loại:

    + Máy quyét ảnh: dùng để quyét hình ảnh, film của ảnh chụp, chữ viết... (h1) 
    + Máy quyét mã vạch: dùng quyét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viên để đọc mã số SV từ thẻ SV... (h2) 

    + Máy quyét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên...(h3) 

    (*) dpi viết tắt từ dots per inch - số điểm ảnh trên mỗi inch vuông. Số 
    lượng điểm ảnh càng nhiề u thì độ phân giải càng lớn và hình ả nh càng rõ nét, chât lượng. dpi là giá trị để xác định độ phân giải củ a các thiết bị xử lý hình ảnh như màn hình, máy in, máy quyét, máy ảnh kỹ thuật số, webcame ...

    6. Projector

    Công dụng: đ èn chiếu thiết bị hiển thị hình ảnh với màn hình rộng thay thế màn hình để phục vụ hội thảo, học tập...

    Đặc trưng: độ phân giải.

    Sử dụng: cắm dây dữ liệu vào cổng VGA thay thế dây dữ liệu của màn hình.

    7. Memory card

    Công dụng: thẻ nhớ là thiết bị lư u trữ di động, là bộ nhớ có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di động...

    Đặc trưng: Dung lượng MB, GB.

    Sử dụng: đối với máy tính không có khe cắm thẻ nhớ nên bạn phải sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ gắn vào cổng USB như hình bên.

    8. Speaker.

    Công dụng: loa để phát âm.

    Đặc trưng: công suất W

    Sử dụng: cắm dây audio của loa với đầu có ký hiệu

    Line Out (màu xanh nhạt) trên card âm thanh.

    9. Microheadphone.

    Công dụng: Microheadphone có 2 chức năng xuất và nhập dữ liệu audio.

    Sử dụng: Mỗi Microheadphone có 2 đầu dây, cắm dây có ký hiệu tai nghe vào chân cắm Line Out (màu xanh nhạt), dây có ký hiệu Micro vào chân cắm Mic (màu đỏ, hoặc hồng trên card âm thanh).

    10. Joystick

    Công dụng: Dùng để chơi game trên máy tính với nhiều chức năng đặc biệt thay thế chuột, bàn phím.

    Sử dụng: Cắm dây cáp của Joystick

    11. Webcame

    Công dụng: thiết bị thu hình vào máy tính, Webcame sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa ...

    Đặc trưng: độ phân giải dpi

    Sử dụng: nối dây dữ liệu vào cổng USB phía sau mainboard. Cài các phần mềm hỗ trợ đi kèm.

    12. UPS (Uninterruptible Power Supply) - Bộ lưu điện

    Công dụng: Ổn áp dòng đ iện và cung cấp điện cho máy trong một khoảng thời gian ngắn (5 - 10 phút) trong trường hợp có sự cố mất điện để giúp người sử dụng lưu tài liệu, tắt máy an toàn.

    Đặc trưng: Công suất KW

    Sử dụng: Cắm dây nguồn của UPS vào nguồn điện, cắm nguồn của case, màn hình, máy in vào UPS.

    13. USB Bluetooth.

    Công dụng: là thiết bị để giao tiếp với máy tính với các thiết bị khác như điện thoại di động dùng công nghệ truyền dữ liệu không dây bluetooth.

    Sử dụng: Cắm USB Bluetooth vào cổng USB.


                                     


    Nguồn : Internet
    Biên soạn : Xử Lý Những Sự Cố Máy Tính

    Lên đầu trang